Vấn đề khiến các các doanh nghiệp SME gặp trở ngại khi mở rộng quy mô phát triển xuất phát từ nguồn vốn, bộ máy và quy trình quản lý chưa thích hợp, đặc biệt là quy trình quản lý tài sản cố định.
Theo báo Dân Trí, có đến 62% doanh nghiệp SME cho rằng họ gặp khó khăn về nguồn vốn khi muốn mở rộng quy mô, nâng cấp chất lượng của tài sản cố định (TSCĐ), từng bước đưa công ty phát triển. Song, trên thực tế, các doanh nghiệp này lại chưa giải quyết tốt bài toán luân chuyển vốn đầu tư cho TSCĐ.
Ông Trần Khải Hoàn – Phó tổng Giám đốc Thường trực Nam Á Bank phát biểu về vấn đề đầu tư vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ: “Doanh nghiệp có chiến lược về sản phẩm, thị trường,… nhưng các phương án vay vốn, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích thì chưa có. Hỏi doanh nghiệp vay vốn để làm gì, họ nói thấy miếng đất bên cạnh đẹp tính vay mua để chờ tăng giá, nhưng vay mua đất xong lại để đó nên không còn vốn cho sản xuất”. (Theo báo Người Lao Động).
Qua nhận định trên, chúng ta có thể thấy rằng cốt lõi của bài toán luân chuyển vốn đầu tư cho TSCĐ chính là các doanh nghiệp chưa có chính sách quản lý và khai thác TSCĐ đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao. Nếu tình trạng này tiếp diễn, dù có huy động được nguồn vốn mạnh thì cũng chỉ như “gió vào nhà trống” mà thôi.
Tuy hiệu quả quản lý TSCĐ của doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thấp nhưng không có nhiều doanh nghiệp nhận ra thực trạng này. Hầu hết các doanh nghiệp SME cho rằng mình đang quản lý hiệu quả TSCĐ nhưng thật ra cái mà các doanh nghiệp đánh giá được chỉ là số liệu thuần về số lượng và tình trạng còn/mất. Còn những yếu tố như hiệu suất sử dụng, hiệu quả đầu tư, mức độ khai thác,… của TSCĐ thì với các phương pháp quản lý hiện tại không thể đánh giá chính xác được. Trên thực tế, doanh nghiệp SME đang gặp khó khăn trong công tác quản lý khai thác và hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Phần lớn các doanh nghiệp SME đều đi lên từ bộ máy quản lý kiểu “gia đình”, tính chuyên nghiệp trong bộ máy quản lý chưa được đề cao. Khi ở quy mô vừa và nhỏ, bộ máy quản lý gọn nhẹ, linh hoạt mang lại những lợi thế cạnh tranh nhất định. Nhưng, khi các doanh nghiệp SME cần quản lý một số lượng tài sản lớn hơn, họ dần nhận ra những bất lợi của bộ máy “thủ công” này, tạo ra những khó khăn nhất định trong khâu quản lý. Những khó khăn này bao gồm:
Theo lời ông Yason Yeo (Giám đốc khối Số hóa & Kênh dịch vụ ngân hàng – Ngân hàng UOB Việt Nam): “Công nghệ cũng chính là một vấn đề nan giải với các DNVVN. Nguyên nhân có thể xuất phát từ quan điểm sai lầm phổ biến: Công nghệ khá tốn kém và chỉ dành cho những công ty có quy mô nhất định.”
Tuy mô hình và bộ máy nhân sự của doanh nghiệp SME vừa gọn nhẹ vừa linh hoạt, nhưng để chuyển đổi thành doanh nghiệp vừa và lớn thì phương diện này sẽ trở thành điểm yếu khi năng lực quản lý được đòi hỏi ở cấp độ cao, mang tính tổng quát và đồng nhất hơn. Bộ máy quản lý kiểu thủ công sẽ dần lỗi thời, không đáp ứng nhịp độ phát triển chung của kinh tế thị trường.
Nhất là đối với các doanh nghiệp SME sản xuất, chi phí đào tạo và tuyển dụng nhân sự sẽ trở thành một gánh nặng không nhỏ cho doanh nghiệp khi hầu hết dòng vốn đều đổ vào tư liệu sản xuất. Đặc biệt, một bộ máy quản lý cấp cao chưa chắc sẽ là nhân tố chính giúp thúc đẩy sự nâng tầm của quy mô doanh nghiệp. Trong khi mức lương để chi trả cho đội ngũ quản lý cấp cao có thể cao vượt mức định biên mà doanh nghiệp đã đưa ra mà hiệu quả mang lại có thể không như mong đợi.
Đối với doanh nghiệp SME nói chung và SME sản xuất nói riêng, những lý do sau chính là điểm mấu chốt để đưa công nghệ vào bộ máy quản lý trong doanh nghiệp:
Khi các doanh nghiệp vẫn chưa “trưởng thành” chính là lúc nên sử dụng nguồn vốn hợp lý để xây nên nền móng vững chắc cho doanh nghiệp chứ chưa phải lúc để dùng tiền trang trí căn nhà. Một quy trình quản lý chuẩn được ứng dụng khoa học công nghệ mang tính tự động hóa cao chính là nền tảng cốt lõi giúp doanh nghiệp có được cơ sở vững chắc để “trưởng thành” về sau.
Không phải doanh nghiệp vừa và nhỏ cứ áp dụng công nghệ là vấn đề khủng hoảng trong bộ máy quản lý sẽ được giải quyết. Bí quyết áp dụng hiệu quả công nghệ ở đây nằm ở việc hiểu được điểm yếu thực sự của doanh nghiệp vừa và nhỏ đang mắc phải để lựa chọn giải pháp phù hợp với quy mô kinh doanh. Sẽ hiệu quả hơn nếu có sự tư vấn của các công ty cung cấp dịch vụ quản lý TSCĐ đưa ra giải pháp toàn diện và có chọn lọc, phù hợp với nhu cầu quản lý hiệu quả và mô hình hoạt động của doanh nghiệp (ví dụ: phần mềm quản lý TSCĐ với nhiều phân hệ quản lý khác nhau – gAMSPro). Mấu chốt của việc đầu tư là phải đúng và đủ.
Khi đã xác định được điểm yếu trong bộ máy quản lý và lựa chọn được phương án phần mềm, doanh nghiệp sẽ xác định được tầm quan trọng của việc sử dụng phần mềm quản lý TSCĐ. Phần mềm quản lý tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn nên tập trung thỏa mãn được những điểm mấu chốt sau đây:
Phần mềm quản lý tài sản cố định gAMSPro do Gsoft sáng lập và phát triển với 14 phân hệ quản lý khác nhau, nhằm tối ưu hóa bộ máy quản lý Tài sản cố định trong doanh nghiệp.
Xem thêm về phần mềm gAMSPro tại đây.
Được thiết kế dựa trên sự thấu hiểu cặn kẽ tính chất và quy trình quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp, gAMSPro là phần mềm chuyên sâu và chuyên nghiệp trong quản lý TSCĐ nhưng vẫn được thiết kế chuyên biệt theo quy mô và tính chất từng doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp của bạn là một SME đang muốn vươn mình “trưởng thành”, giải pháp công nghệ trong quản lý tài sản cố định chính là một bước tất yếu cần bổ sung trong tiến trình đó. Liên hệ ngay với Gsoft để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.
Xem thêm:
>>> Giải pháp đánh giá chính xác hiệu suất sử dụng tài sản cố định
>>> Cách giải quyết bất đồng bộ số liệu quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
Tags: doanh nghiệp sme doanh nghiệp vừa và nhỏ quản lý tài sản cố định