Làm thế nào để quản lý tài sản doanh nghiệp đơn giản mà hiệu quả.

12-02-2019

Vấn đề quản lý tài sản doanh nghiệp thật sự chưa bao giờ dễ dàng đối với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Theo thống kê của ngân hàng nhà nước tính tới cuối năm 2017, tổng tài sản của hệ thống ngân hàng đã đạt trên 10 triệu tỉ đồng, tặng hơn 15% so với năm 2016. Điều này khiến cho vấn đề quản lý trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Vai trò của tài sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

  • Là yếu tố đầu tiên giúp doanh nghiệp trong tất cả mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh. Hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra thị trường những dòng sản phẩm và dịch vụ chất lượng. Thu về nguồn lợi nhuận lí tưởng. Đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó.
  • Là nhân tố quyết định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Một doanh nghiệp tầm cỡ đồng nghĩa với việc sẽ sở hữu một khối lượng tài sản khổng lồ. Do vậy, để xác định được sức ảnh hưởng cũng như chỗ đứng của ai đó trên thị trường. Người ta thường nhìn vào số lượng tài sản mà doanh nghiệp đó đang sở hữu.

Các bước quản lý tài sản doanh nghiệp cần lưu ý

Để đảm bảo rằng khối lượng tài sản của mình luôn được quản lý và theo dõi đầy đủ. Các doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng quy trình sau:

Bước 1: Xác định thông tin và phân vùng được khối lượng tài sản của mình.

Bước đầu tiên, doanh nghiệp phải có một sự hiểu biết nhất định về số lượng tài sản của mình. Đối với những doanh nghiệp hay tập đoàn lớn, cần xác định rõ tại các đơn vị, bộ phận trực thuộc hiện tại đang sở hữu tài sản như thế nào? Số lượng bao nhiêu? Sử dụng vào mục đích gì? Hiện đang được sử dụng tại phòng ban hay thuộc sự quản lý của cá nhân nào?…

Đây được xem là bước sơ bộ đầu tiên để đảm bảo doanh nghiệp hiểu về khối lượng tài sản của mình.

Bước 2: Nắm bắt được tình trạng tài sản của mình.

Sau khi đã xác định được tài sản hiện đang ở đâu thì bước tiếp theo. Doanh nghiệp phải nhanh chóng cập nhật được trạng thái hiện tại của tài sản đó để bảo đảm rằng tài sản đó vẫn hoạt động tốt và nằm trong diện sử dụng được. Đối với nhóm tài sản hỏng hốc, doanh nghiệp có thể kịp thời phát hiện và sữa chữa, tránh tình trạng hư hỏng nghiêm trọng hơn hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của mình.

Bước 3: Cập nhật thông tin tài sản thường xuyên.

Thường xuyên theo dõi tình trạng tài sản là một cách hay để phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra, kịp thời ngăn chặn và sữa chữa. Các doanh nghiệp nên tổ chức các đợt kiểm kê hằng năm để đảm bảo việc khai báo được thực sự chính xác nhất.

Bí quyết để quản lý tài sản doanh nghiệp bất kỳ nhanh gọn mà hiệu quả

Để hỗ trợ cho việc quản lý tài sản của các doanh nghiệp được diễn ra nhanh chóng, chính xác mà hiệu quả. GSOFT xin gửi đến mọi người giải pháp quản lý tài sản chuyên nghiệp gAMSPro. Với tổng hợp các nghiệp vụ cơ bản từ nhập xuất, cập nhật thông tin tài sản, thanh lý, khấu hao,… phần mềm gAMSPro còn đặc biệt hỗ trợ các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong việc thu hồi tài sản, điều chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác và hỗ trợ tạo kỳ kiểm kê,…

Mô hình tổng thể phần mềm quản lý tài sản GSOFT

Ngoài việc giúp các doanh nghiệp thoải mái dễ dàng hơn trong việc quản lý tài sản. Phần mềm còn được ưu chuộng bởi yếu tố chuyên nghiệp mà dễ sử dụng, tiết kiệm được thời gian và chi phí . Tích hợp được với nhiều phòng ban khác nhau, giúp cho vấn đề theo dõi và quản lý được diễn ra dễ dàng, thuận tiện hơn bao giờ hết.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin của phần mềm. Xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo thông tin liên lạc:

Địa chỉ 235 Lý Thường Kiệt, phường 6, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chính Minh

Hotline 0913 509 979

Email   contact@gsoft.com.vn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Có thể bạn quan tâm

Sự hài lòng của khách hàng chính là thành công lớn nhất của chúng tôi

Gọi cho chúng tôi