Quy trình quản lý tài sản chi tiết mà các doanh nghiệp cần lưu ý.

25-12-2018

Tài sản được hiểu là những dạng vật chất, của cải được sử dụng để phục vụ cho quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp được chia làm ba loại cơ bản: bao gồm tài sản cố định, tài sản đặc thù và công cụ lao động.

Tài sản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp ngày một lớn mạnh đồng nghĩa với việc khối lượng tài sản cũng ngày một tăng lên, điều này khiến cho vấn đề quản lý tài sản cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết nếu như không được chú trọng ngay từ ban đầu.

Để quản lý một nhóm tài sản bất kỳ cần trải qua một số bước cơ bản:

Bước 1: Lên kế hoạch quản lý mua sắm

Đây là bước cơ bản đầu tiên để doanh nghiệp có thể cân nhắc và lựa chọn cho mình tài sản phù hợp cần thiết nhất.Việc lên kế hoạch quản lý mua sắm cũng giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt được số lượng tài sản dự tính mà mình cần bổ sung.

Bước 2: Cập nhật, nhập mới tài sản của mình

Sau khi đã hoàn thành các bước mua sắm, doanh nghiệp cần nhanh chóng cập nhật ngay số tài sản để kịp thời quản lý, theo dõi và sử dụng.

Bước 3: Xuất sử dụng tài sản

Đối với loại tài sản như công cụ lao động hay tài sản cố định, chủ doanh nghiệp cần thực hiện việc xuất tài sản để đưa tài sản đó vào việc sử dụng hay tính khấu hao. Bước này đóng vai trò quan trọng nhất định trong việc thu hồi và điều chuyển tài sản về sau này.

Bước 4: Thu hồi, sửa chữa tài sản

Sau một khoảng thời gian sử dụng, tài sản bị hao mòn hư hỏng, hoặc đặc trường hợp người lao động nghỉ việc thì công cụ lao động sẽ được thu hồi lại để sửa chữa và sử dụng cho những lần sau.

Bước 5: Thanh lý tài sản

Tài sản sau khi sử dụng bị hư hỏng nặng, không còn khả năng phục hồi hoặc đã lỗi thời, lỗi kĩ thuật, hay chỉ đơn giản là doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng nữa sẽ được doanh nghiệp bán lại hay nhượng lại cho một chủ thể khác.

Bước 6: Kiểm kê tài sản

Định kỳ hàng năm và theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp phải tổ chức các đợt kiểm kê nhất định để rà soát về tình trạng tài sản của mình. Bước này thường chiếm khá nhiều thời gian và công sức do phải tập hợp số liệu từ nhiều phòng ban khác nhau, sau đó tổng hợp lại và trình lên cấp trên.

Để đảm bảo cho quy trình quản lý tài sản được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ nhất. các doanh nghiệp nên thực hiện việc quản lý tuần tự tất cả các bước trên.

Có thể bạn quan tâm

Sự hài lòng của khách hàng chính là thành công lớn nhất của chúng tôi

Gọi cho chúng tôi