Kiểm kê tài sản đóng một vai trò vô cùng to lớn và cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là tiền đề để quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong tương lai. Do vậy, để đảm bảo khối lượng tài sản của mình luôn trong tình trạng tối ưu nhất. Doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng đến khâu quản lý. Đặc biệt là vấn đề kiểm kê tài sản định kỳ hằng năm.
Theo quy định tại Điều 40 của Luật kế toán 2015, về hướng dẫn thi hành Luật kế toán 2015. Kế toán phải thực hiện kỳ kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau:
Quy định này nhằm mục đích giúp cho chủ doanh nghiệp tổng hợp, kiểm kê lại tài sản của mình. Kịp thời phát hiện và sữa chữa những hư hỏng, mất mát mà vấn đề tài sản đem lại. Đồng thời cũng rà soát xem số liệu đã khai báo trên sổ sách kế toán có thật sự khớp với thực tế hay không. Tránh trường hợp khai báo gian dối làm hao hụt nguồn ngân sách của doanh nghiệp nói riêng và lợi ích của tập thể nói chung.
Để đảm bảo cho quy trình kiểm kê được thực hiện đầy đủ và chính xác nhất. Doanh nghiệp cần lưu ý tuân theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Thành lập hội đồng kiểm kê tài sản.
Hội đồng kiểm kê tài sản gồm các cá nhân sau:
Bước 2: Tiến hành hoạt động kiểm kê tại các đơn vị trực thuộc.
Hội đồng kiểm kê tài sản được thành lập sẽ di chuyển đến các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp để thực hiện việc kiểm kê thực tế tài sản. Thời gian kiểm kê sẽ kéo dài tùy thuộc vào quy mô cũng như số lượng tài sản mà đơn vị hiện có.
Là việc kiểm tra lại toàn bộ khối lượng tài sản tại đơn vị, rà soát xem những thông tin ghi chép trong sổ kế toán có thật sự chính xác hay không. Việc kiểm tra này thượng được thực hiện ít nhất một năm một lần vào dịp cuối năm.
Phương thức kiểm kê này thường là dựa trên yêu cầu của chủ doanh nghiệp hoặc các bộ phận có liên quan. Phạm vị tiến hành thực hiện việc kiểm kê thường không lớn và thường được thực hiện khi cấp trên phát hiện có dấu hiệu sai xót hoặc kiểm tra bất ngờ bất kỳ một địa điểm nào.
Bước 3: Tổng hợp số liệu và so sánh thực tế, lập biên bản kiểm kê.
Sau khi hoàn tất việc kiểm kê, các bộ phận sẽ tiến hành tổng kết lại số liệu. Sau khi đã kiểm tra và đối chiếu sẽ lập biên bản kiểm kê và trình lên cấp trên. Đồng thời đưa ra những kiến nghị và giải pháp để khắc phục, cải cách vấn đề quản lý tài sản sao cho hiệu quả hơn.